MDF THƯỜNG

MDF là loại gỗ ép được sản xuất từ gỗ xay nhuyễn (ở dạng bột) rồi ép lại bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp.

 

GỖ MDF LÀ GÌ? GỖ MDF ĐƯỢC CHIA THÀNH MẤY LOẠI?

 

Gỗ MDF là gì? Là loại gỗ công nghiệp MDF mang tới một không gian hiện đại từ đồ nội thất, có 2 loại là gỗ MDF thường và gỗ MDF chống ẩm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại gỗ công nghiệp này nhé.

 

Gỗ MDF là gì? Gỗ MDF được chia thành mấy loại?

Tấm gỗ công nghiệp MDF

Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.

Quy trình khô: keo , phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

Quy trình ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

Công dụng và chất lượng của MDF

Ứng dụng của MDF trong nội thất

Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong nghành sản xuất nội thất nói chung và nội thất văn phòng nói riêng. Ngoài ra nó còn có khả năng thay thế gỗ tự nhiên với những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng để người ta dùng gỗ để sản xuất sản phẩm nội thất.

 

Nội thất phòng ngủ bằng gỗ công nghiệp MDF

Do gỗ này có khả năng chịu nước kém nhưng đảm bảo không bị đàn hồi hay co ngót đồng thời với giá thành sản phẩm thấp và ván có khổ lớn đồng đều. Vì vậy, tùy nhu cầu sử dụng gỗ này được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn, giường ngủ, tủ quần áo, nội thất gia đình, nội thất văn phòng.

Ưu nhược điểm của gỗ MDF

Ưu điểm

  • Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
  • Bề bặt phẳng nhẵn.
  • Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.
  • Có số lượng nhiều và đồng đều.
  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
  • Thời gian gia công nhanh.

 

Tủ bếp không lo bị cong vênh hay mối mọt

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
  • MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
  • Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
  • Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.

 

Gỗ MDF chịu nước kém

So sánh và phân biệt gỗ MDF và MFC

Lõi gỗ MFC

Gỗ MFC  là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm (OSB, PB, WB) phủ Melamine. Gỗ được dùng để làm là của những loại cây thu hoạch ngắn ngày như cây keo, bạch đàn, cao su. Những loại cây này sẽ được khai thác rồi đưa về nhà máy để gia công bằng dây chuyền sản xuất hiện đại.

Quá trình thực hiện bao gồm: Băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ. Kết hợp với keo rồi ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao. Sau đó phủ lên một lớp Melamine lên để bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

Cách phân biệt gỗ MDF, HDF và MFC

Rất khó để có thể phân biệt được các cốt gỗ MDF, HDF hay MFC khi chúng đã đóng thành phẩm dán cạnh, phủ sơn, tuy nhiên, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ đó là khi thợ mộc khoan bỏ lớp phủ bề mặt nội thất để lắp ray hoặc bản lề, bạn có thể quan sát kĩ bên trong và nhận biết đâu là cốt gỗ MDF, HDF hay MFC.

Gỗ MDF hay MFC tốt hơn?

MFC chỉ có một bề mặt duy nhất là Melamine, chính vì vậy chúng phải dán cạnh để hoàn thiện bề mặt. Đồng thời bề mặt Melamine ít thân thiện với con người. Do đó, ứng dụng phổ biến của MFC thường dùng cho kệ, tủ quần áo, tủ bếp. Cũng bởi MFC có khả năng chịu uốn cao hơn MDF.

Gỗ MDF thì dùng tốt hơn cho giường, bàn, sản phẩm cho trẻ em bởi chúng có nét thẩm mỹ hơn, đồng thời thân thiện với con người hơn (đối với MDF Veneer).

Khách hàng sẽ luôn thắc mắc gỗ MDF có tốt không?, như chúng tôi vừa chia sẻ, Nhìn chung gỗ MDF có chất lượng tốt và hoàn toàn có thể thay thế cho gỗ tự nhiên trong ngành nội thất nói chung, dùng đúng mục đích, bảo quản đúng môi trường thích hợp thì tuổi thọ của các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF rất cao: từ 10 – 15 năm sử dụng.

Gỗ MDF có mấy loại?

Gỗ MDF được chia thành 2 loại cơ bản là MDF thường và MDF chống ẩm có lõi xanh.

 

MDF thường và MDF chống ẩm

Gỗ công nghiệp MDF thường và chống ẩm sẽ mang tới một không gian hiện đại từ đồ nội thất, gỗ có giá thành hợp lí nên phù hợp với tất cả mọi người. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ biết cách sử dụng gỗ hợp lí để tận dụng được những ưu điểm mà nó đem lại.

 

Liên hệ với HAPPYCO để được nhận ưu đãi khi mua ván MDF nhé 


Đã thêm vào giỏ hàng