Nội thất gỗ công nghiệp cao cấp – ấn tượng không gian sống

Đây chính là những khác biệt của loại vật liệu nội thất này so với tổng thể các vật liệu nội thất hiện nay. Tại sao lại có những khác biệt này? Liệu rằng, tính bền bỉ, thẩm mỹ và tiết kiệm có đi kèm với nhau hay không? Trong bài viết này, mọi người hãy cùng với Happy Decor  tìm hiểu, khám phá về những vấn đề xoay quanh thi công nội thất gỗ công nghiệp để đưa ra những quyết định, lựa chọn đúng đắn cho không gian sống của mình nhé!

 

Nội thất gỗ công nghiệp cao cấp là gì?

 

Tủ gỗ công nghiệp với kiểu dáng đơn giản, hiện đại

Nội thất gỗ công nghiệp cao cấp được hiểu đơn giản là những món đồ nội thất như bàn, ghế, giường, tủ…những vật dụng gần gũi, quen thuộc được làm từ gỗ công nghiệp được sản xuất với chất lượng cao và uy tín. Ngày nay, gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong trang trí thiết kế nội thất, đặc biệt là trong thiết kế nội thất chung cư. Nói sơ qua về gỗ công nghiệp thì đây là một loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Gỗ công nghiệp cao cấp được chia thành các loại như sau

 

Phòng khách thanh lịch và trang nhã với màu gỗ nâu trầm ấm

  • Gỗ công nghiệp MFC

Nguyên liệu làm nên Gỗ công nghiệp MFC cao cấp là gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại.  Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

  • Gỗ công nghiệp MDF

Gần giống với dòng gỗ MFC, trong quá trình sản xuất gỗ MDF, các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm.

Gỗ công nghiệp cao cấp MDF và MFC chất lượng hàng đầu thế giới xuất sứ từ CHLB Đức và Malaysia, với các ưu điểm vượt trội như: khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó. Gỗ MDF và MFC có các hình thức cao cấp hơn là gỗ MFC chống ẩm, gỗ MDF chống ẩm và HDF chịu nước. Biểu hiện bằng mắt thường dễ dàng nhận diện là lõi gỗ của các sản phẩm cao cấp này thường có màu xanh. Các dòng gỗ cao cấp này thường được sử dụng cho các vị trí ẩm ướt như tủ lavabo, tủ phòng xông hơi, vách ngăn toilet,…

  • Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Lớp phủ bề mặt thường là Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt. Giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt. Gỗ có khả năng cách âm, cách nhiệt và chịu lực khá tốt. Chúng được sử dụng thường xuyên trong sản xuất nội thất trong và ngoài trời đặc biệt sản xuất cửa gỗ hiện nay.

  • Gỗ công nghiệp Plywood

Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ ván ép. Chúng được tạo ra từ nhiều lớp gỗ vát mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau một cách liên tục theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Gỗ Plywood chính là loại gỗ công nghiệp có chất lượng rất tốt. Khả năng chống ẩm và chịu lực cao hơn MDF và MFC. Vì kết cấu dẻo dai và tính thấm nước. Gỗ Plywood được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất cần đạt tính thẩm mỹ cao. Và được đặt ở mội trường có khả năng tiếp xúc nhiều với nước hoặc độ ẩm cao.

Bề mặt gỗ công nghiệp cao cấp

 

Tủ decor với bề mặt mịn và bóng, đường vân gỗ mềm mại như gỗ tự nhiên

Không chỉ có nhiều dòng, loại gỗ được phân chia dựa theo cấu trúc và phương thức sản xuất mà gỗ công nghiệp cao cấp còn được phân theo bề mặt gỗ. Hiện nay có 5 loại bề mặt gỗ công nghiệp thường được sử dụng trên thị trường: Melamine, Laminate, Veneer, sơn bệt và dán giấy phủ sơn PU.

1. Bề mặt Melamine

Là bề mặt nhựa tổng hợp Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 rem, được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm. Gỗ phủ Melamine có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, độ màu tươi tắn và đều màu. Gỗ phủ Melamine có thể ứng dụng rộng dãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn. Ngoài ưu điểm đồng đều màu, Melamine còn có nhiều ưu điểm như chống xước tốt, chống mối mọt, cong vênh. Gỗ công nghiệp MFC cao cấp – bề mặt gỗ phủ lớp Melamine được áp dụng làm đồ nội thất cho văn phòng, công sở và nội thất chung cư với các sản phẩm như bàn, ghế, tủ, tủ áo, giường ngủ,…Tuy nhiên, gỗ MFC có hạn chế chịu nước kém, nên ít được sử dụng cho các khu vực như phòng bếp hay nhà vệ sinh.

 

Phòng ngủ sặc sỡ và tươi mới với màu sắc đa dạng từ gỗ công nghiệp cao cấp An Cường

2. Bề mặt Laminate

Bề mặt laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày nhiều hơn Melamine rất nhiều, độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán và Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong, ứng dụng cho làm các loại mặt bàn, mặt ghế, tủ, hộc.

3. Bề mặt phủ veneer

Bề mặt phủ veneer được làm từ veneer lạng, dày 0.5mm dán lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ MDF, Cốt gỗ ván dăm, ván dán. Sau khi dán xong lớp veneer lạng lên người thợ sẽ tiến hành xẻ gỗ và sơn phủ PU để làm ra các vật liệu như Giường, Tủ, bàn, ốp vách, vách ngăn…

4. Bề mặt dán giấy sơn phủ PU

Đây là lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp cao cấp được ứng dụng nhiều để làm các loại bàn, tủ kệ, bàn trà. Trước kia khi chưa có các bề mặt trên thì bề mặt dán giấy được khách hàng dùng rất nhiều, vì ưu điểm là rẻ tiền. Tuy nhiên bề mặt dán giấy lại không bền, hay bị xước, và công dụng chỉ được làm hàng sơn, không phải cao cấp. Ngày nay khi mà công nghệ rất hiện đại, MFC, Laminate, Veneer phát triển mạnh thì bề mặt dán giấy ít không còn phổ biến và ưa chuộng như trước nữa.

5. Bề mặt sơn bệt

Bề mặt sơn bệt là bề mặt gỗ công nghiệp đặc biệt được dùng sơn PU sơn trực tiếp lên cốt gỗ MDF, sau khi đươc sơn lót, trà nhám và sơn màu, với các màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng… bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều công trình như showroom, phòng trẻ con…

Ưu điểm của thi công nội thất gỗ công nghiệp cao cấp

 

Tủ quần áo công nghiệp kết hợp cánh kính mang đến không gian đẳng cấp và thời thượng

Thi công nội thất gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay được đánh giá cao bởi chúng mang lại nhiều ưu điểm và tiện nghi cho không gian sống của bạn. Hãy cùng Happy Decor điểm qua những ưu điểm mà thi công nội thất gỗ công nghiệp mang lại cho ngôi nhà của bạn nhé!

Chất liệu bền bỉ, vẻ đẹp hiện đại và tự nhiên

 

Phòng khách của nhà phố tuy nhỉ nhưng được thiết kế bởi gỗ công nghiệp, tối ưu mọi không gian sống

Không nói quá khi nội thất gỗ công nghiệp cao cấp mang lại vẻ đẹp, sang trọng và tự nhiên cho ngôi nhà của bạn. Sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp thông thường có tuổi thọ 15 đến 20 năm, một con số thật sự rất ấn tượng. So với gỗ tự nhiên, có thể sẽ không thể so sánh nhưng với giá thành và chi phí bạn bỏ ra thì đó quả là một điều tuyệt vời.

Gỗ công nghiệp làm từ gỗ vụn, keo dính lên các tấm gỗ trở lên nhẹ hơn, chúng chỉ có trọng lượng bằng ½ thậm chí ¼ so với gỗ tự nhiên. Điều này giúp việc di chuyển, lắp đặt dễ dàng dàng. Đặc biệt, các sản phẩm không bị cong vênh, mối mọt như gỗ tự nhiên.

Màu sắc của các sản phẩm gỗ công nghiệp cũng vô cùng đa dạng bởi bề mặt phủ một lớp sơn tươi tắn, bề mặt gỗ phẳng mang lại tính thẩm mỹ cao.

Thi công nội thất gỗ công nghiệp cao cấp mang đến vẻ đẹp hiện đại cho ngôi nhà

 

Phòng ngủ toát lên sự thoải mái, gọn gàng và ngăn nắp nhờ đồ nội thất gỗ công nghiệp đa năng

Nhờ những đặc trưng của dòng gỗ công nghiệp mà nó được đánh giá rất cao về kiểu dáng. Gỗ công nghiệp có thể được dùng thiết kế và thi công nhiều sản phẩm nội thất khác nhau với kiểu dáng hiện đại và tinh tế, thời thượng. Vẻ đẹp của nội thất gỗ công nghiệp được đánh giá cao với những ưu điểm tuyệt vời như sau:

  • Không hề cong vênh, vo ngót, mối mọt khi sử dụng: Đây chính là một trong những thế mạnh vượt trội của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiê. Khi thi công nội thất gỗ công nghiệp, bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo bị mối mọt, cong vênh hay nứt gãy. Gỗ công nghiệp bền bỉ, có tính thẩm mỹ cao. Với công nghệ hiện đại ngày nay, một gỗ công nghiệp được sản xuất và mô phỏng với vẻ đẹp và độ tinh tế giống tới 90% so với gỗ tự nhiên, mang lại sự sang trọng và thanh lịch cho mọi không gian sống.
  • Bề mặt nội thất nhẵn bóng: Gỗ công nghiệp được sản xuất trên những dây chuyền công nghệ và phương thức hiện đại, tiên tiến. Sau khi hoàn thành cơ bản, gỗ sẽ được bào nhẵn và tạo nên một lớp bề mặt trơn bóng. Nhờ vậy mà các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp luôn có bề mặt trơn đẹp, nhẵn bóng hơn nhiều so với các loại gỗ tự nhiên.

Thi công dễ dàng hơn với nội thất gỗ công nghiệp

 

Phòng làm việc nhỏ gọn nhưng bố trí hợp lý và tối ưu

Nội thất từ gỗ công nghiệp  cao cấp với đặc tính nhẹ, dễ dính kết các sản phẩm khác phía trên… Do đó thời gian thi công sản phẩm nhanh gọn, các thao tác vận chuyển, lắp đặt cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Giá thành hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của mọi gia đình

Như đã nói, so với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp cao cấp sở hữu những ưu điểm nhất định mà trong đó, giá thành là một điều đáng quan tâm. Gỗ công nghiệp có giá thành vừa phải, rẻ bằng một nửa, thậm chí là 1/4, 1/5 lần so với gỗ tự nhiên. Chính bởi sự hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một loại vật liệu mới của không gian sống, giờ đây, thi công nội thất gỗ công nghiệp đang dần trở nên phổ biến hơn rất nhiều tại thị trường trong nước.

Hotline: 0946 27 22 86


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng