Mẫu nội thất gỗ công nghiệp ấn tượng – bền đẹp cho mọi không gian
Nội thất gỗ công nghiệp ngày càng trở nên quen thuộc trong nội thất hiện đại vì tính ứng dụng cao và chi phí tiết kiệm cho chủ đầu tư. Vậy nên sử dụng đồ gỗ sản xuất từ gỗ công nghiệp cho vật dụng nào? Loại gỗ công nghiệp nào thường dùng trong sản xuất nội thất? Quá trình thực tế thi công như nào? Hãy cùng Happy Decor giải đáp những boăn khoăn trên qua bài viết dưới đây.
Cấu tạo gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được tạo nên từ các loại vụn gỗ, sợi gỗ, bột gỗ kết hợp với keo, hóa chất kết dính tạo thành các tấm gỗ. Gỗ công nghiệp được tạo nên chủ yếu từ các nguyên liệu tận dụng như cành, thân gỗ nhỏ…Nguyên vật liệu sản xuất gỗ công nghiệp chủ yếu được lấy từ các cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo.
Gỗ công nghiệp được cấu tạo từ hai thành phần chính là cốt gỗ và lớp phủ bề mặt.
Những loại cốt gỗ công nghiệp hay được sử dụng trong sản xuất nội thất
MFC
MFC là dòng gỗ thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm nội thất ở những nơi độ ẩm không cao như vách ngăn, giường, tủ, bàn…MFC là dòng gỗ được sản xuất từ gỗ rừng trồng làm cốt gỗ. Bề mặt phủ PVC hoặc giấy in bề mặt gỗ tạo tính thẩm mỹ cao.
Thành phần cấu tạo của ván MFC là từ các dăm gỗ nên gỗ MFC có khối lượng nhẹ hơn nhiều so với gỗ thật và các dòng gỗ công nghiệp khác.
MFC được chia làm hai loại là MFC thường và MFC chống ẩm.
MDF
Gỗ MDF được chia làm 2 loại:
Gỗ MDF thường được ưu tiên sản xuất các sản phẩm không tiếp xúc nhiều với nước như bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh…
Phân loại gỗ MFC, MDF, HDF
Gỗ MDF lõi xanh ( chống ẩm) thường được sử dụng cho những nơi có độ ẩm không khí cao hay môi trường ẩm ướt như bàn ăn, tủ bếp.
HDF
Gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Lớp phủ bề mặt thường là Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt. Giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Gỗ có khả năng cách âm, cách nhiệt và chịu lực khá tốt. Chúng được sử dụng thường xuyên trong sản xuất nội thất trong và ngoài trời đặc biệt sản xuất cửa gỗ hiện nay.
Plywood
Gỗ Plywood hay còn gọi là gỗ ván ép. Chúng được tạo ra từ nhiều lớp gỗ vát mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau một cách liên tục theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Gỗ Plywood chính là loại gỗ công nghiệp có chất lượng rất tốt. Khả năng chống ẩm và chịu lực cao hơn MDF và MFC.
Gỗ công nghiệp Plywood
Vì kết cấu dẻo dai và tính thấm nước. Gỗ Plywood được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất cần đạt tính thẩm mỹ cao. Và được đặt ở mội trường có khả năng tiếp xúc nhiều với nước hoặc độ ẩm cao.
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh được tạo nên từ gỗ rừng trồng. Các thanh gỗ được xử lý trước khi ghép thành phẩm. Gỗ ghép thanh được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn ghế tại các hàng quán, đặc biệt là các cửa hàng kinh doanh đồ uống như café, trà sữa, quán ăn…
Gỗ ghép thanh
Gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa là vật liệu mới và đang ngày càng nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng bởi chất lượng và tính thẩm mỹ. Đây là loại vật liệu được sản xuất bởi bột gỗ kết hợp cùng nhựa tổng hợp. Chúng thường được ứng dụng trong sản xuất tủ bếp và những nơi có tính chịu ẩm cao.
Những loại bề mặt hay được sử dụng trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp
Bề mặt phủ Melamine
Là bề mặt nhựa tổng hợp Melamine có độ dày rất mỏng chừng 0.4 đến 1 rem. Được phủ lên cốt gỗ. Thông thường là cốt MFC hoặc MDF.
Melamine có khoảng 1000 mẫu màu khác nhau.
Ngoài ưu điểm đa dạng mẫu màu và đồng đều màu, Melamine còn có nhiều ưu điểm như chống xước tốt, chống cong vênh, mối mọt.
Melamine có mức giá hợp lý nên được áp dụng nhiều trong nội thất văn phòng, nhà ở, shop, cửa hàng, showroom…
Bề mặt phủ Laminate
Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp có độ dày nhiều hơn Melamine rất nhiều. Độ dày của Laminate từ 0.5 – 1mm tùy từng loại. Laminate thông thường được sử dụng có độ dày 0.7 – 0.8 mm.
Cũng như Melamine, Laminate thường được phủ lên cốt MFC và MDF. Ngoài ta Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming.
Bề mặt phủ Acrylic
Acrylic là tên gọi của một loại phủ bề mặt với đặc trưng về độ sáng bóng và hiện đại. Acrylic có thể trong suốt hoặc có màu sắc với nhiều lựa chọn khác nhau.
Bề mặt phủ Acrylic
Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và hiện đại. Acrylic đang được ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất tại Việt Nam và được sử dụng cho đa dạng nội thất từ đơn giản đến phức tạp.
Sơn bệt
Sơn bệt là bề mặt được dùng sơn PU sơn trực tiếp lên cốt gỗ MDF sau khi được sơn lót, trà nhám và sơn màu với các màu sắc khác nhau. Bề mặt sơn bệt được ứng dụng cho nhiều công trình từ nhà ở, văn phòng, shop, showroom, cửa hàng, thẩm mỹ viện, spa…
Bề mặt phủ Veneer
Bề mặt phủ Veneer được làm từ veneer lạng có độ dày 5mm dán lên cốt gỗ.
Lớp phủ Veneer
Ưu nhược điểm của nội thất gỗ công nghiệp
Ưu điểm
An toàn cho sức khỏe
Gỗ công nghiệp làm nội thất hạn chế chất độc hại đến mức tối đa. Hàm lượng formaldehyde trong gỗ công nghiệp thấp nhất, thân thiện với môi trường nhà ở và an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Gỗ công nghiệp làm nội thất cũng giảm thiểu được sự rủi ro, bong tróc gây sự kém thẩm mỹ.
Chất liệu bền – đẹp – nhẹ tự nhiên
Ưu điểm đầu tiên của các sản phẩm đồ gỗ công nghiệp chính là bền, nhẹ và đẹp. Đồ gỗ công nghiệp có tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm.
Gỗ công nghiệp được làm từ gỗ vụn, chúng chỉ có trọng lượng bằng ½ thậm chí ¼ so với gỗ tự nhiên. Điều này giúp việc di chuyển cũng như lắp đặt được dễ dàng. Đặc biệt các sản phẩm từ gỗ công nghiệp không bị cong vênh và mối mọt như gỗ tự nhiên.
Kiểu dáng phong phú
Trước đây gỗ tự nhiên chiếm được cảm tình của người tiêu dùng bởi vân gỗ đẹp. Tuy nhiên với công nghệ hiện đại sản xuất ra gỗ công nghiệp cùng vân gỗ giả với nước sơn và màu sắc với tính thẩm mỹ cao. Điều này có thể hoàn toàn chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất.
Bên cạnh đó đồ gỗ công nghiệp dễ dàng hơn trong việc tạo hình góc cạnh, vuông vắn. Thích hợp với phong cách thiết kế hiện đại hiện nay.
Phong cách hiện đại
Nội thất gỗ công nghiệp với màu sắc và phong cách trẻ trung, hiện đại nhưng không kém phần sang trọng. Phù hợp với mọi không gian nội thất.
Giá thành bằng ½ so với gỗ tự nhiên
Nếu so sánh nội thất gỗ tự nhiên với đồ gỗ công nghiệp, quý khách hàng chắc chắn sẽ nhận ra được sự tiết kiệm của dòng vật liệu này. Đồ gỗ công nghiệp rẻ hơn nội thất gỗ tự nhiên ½ đến 1/5 lần. Đây chính là lý do khiến đồ gỗ công nghiệp đang trở thành lựa chọn phổ biến của thị trường Việt Nam.
Thời gian thi công nhanh chóng
Gỗ công nghiệp làm nội thất với đặc trưng nhẹ, dễ kết dính, sản xuất và thi công trong thời gian ngắn. Các máy móc phục vụ cho sản xuất đồ gỗ công nghiệp cũng hiện đại và đa dạng.
Nhược điểm
Không có độ dẻo dai như gỗ tự nhiên.
Khả năng chịu lực kém hơn gỗ tự nhiên nhiều.
Không chạm trổ được như gỗ tự nhiên.
Những “dân chơi” gỗ thực thụ thường ưu tiên chọn gỗ tự nhiên. Tuy nhiên khi được hỏi về lựa chọn sử dụng nội thất gỗ chất lượng tốt với giá rẻ thì họ lại chọn gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp có thể làm ra các sản phẩm nội thất trong mọi không gian với hình dáng, kích thước, màu sắc khác nhau.
Thông thường các xưởng sản xuất đồ gỗ uy tín sẽ phủ lên gỗ công nghiệp một lớp PU hoặc Veneer nhằm chống trầy xước, chống nước. Mang lại vẻ ngoài nội thất sang trọng, có độ bóng đẹp mà không dễ bị xuống cấp hay mai một.
Vì vậy khi bạn lựa chọn gỗ công nghiệp làm nội thất có thể hoàn toàn yên tâm về độ bền đẹp của đồ nội thất theo thời gian.
Xem thêm