Mách bạn ý tưởng ĐỘC ĐÁO thiết kế phòng khách liên thông nhà bếp ít chi phí nhất
Phòng khách liền bếp hiện nay đang là xu hướng thiết kế phổ biến, đối với những ngôi nhà có diện tích rộng và hẹp. Vậy tại sao ý tưởng này lại được áp dụng rộng rãi như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó và đưa ra một số lưu ý cũng như ý tưởng ấn tượng trong thiết kế phòng khách liên thông nhà bếp, sao cho vừa đẹp mà lại ít tốn kém.
I. Những lưu ý khi thiết kế phòng khách và bếp chung
1. Ưu điểm của thiết kế phòng khách liên thông nhà bếp
Lối kiến trúc này mang lại lợi ích nhiều nhất với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn. Việc tách biệt riêng phòng bếp và phòng khách sẽ khiến ngôi nhà trở nên chật chội và ngột ngạt.
Phòng khách liên thông bếp là xu hướng được nhiều gia chủ lựa chọn
Một số người lại quan niệm rằng, nếu không ngăn cách biệt lập phòng bếp và phòng khách, mùi thức ăn sẽ bay ra khắp nhà. Tuy nhiên, trên thực tế, việc làm này chỉ biến không gian trở nên nặng nề hơn, bởi mùi thức ăn không có chỗ thoát.
Như vậy, bên cạnh lợi thế tối ưu hóa được diện tích, thiết kế phòng khách và phòng bếp chung còn tạo ra một không gian thoáng đãng, dễ chịu hơn.
2. Những lưu ý nhỏ
Để giữ cho không gian chung của hai phòng bếp và khách luôn được sạch sẽ, thoáng mát, tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách đến chơi nhà, bạn luôn phải dọn dẹp thường xuyên và cẩn thận đồ đạc trong khu bếp.
Khí và mùi trong phòng bếp cần chỗ để thông thoát, chính vì thế, bạn nên bố trí lượng cửa sổ ở phòng khách nhiều nhất có thể. Vừa đem lại ánh sáng tự nhiên, vừa có vai trò như hệ thống thông gió, khử mùi.
Phòng bếp thường được đặt ở vị trí góc trong của ngôi nhà nên cần một lượng ánh sáng nhân tạo vừa đủ để chiếu sáng cũng như tạo sự ấm cúng cho không gian sinh hoạt chung.
Trong quan niệm phương Đông, điều tối kỵ trong thiết kế phòng bếp đó chính là để cửa phòng bếp đối diện với cửa chính. Nếu lối kiến trúc phòng bếp và phòng khách liên thông nhau này sẽ dễ dẫn đến tình trạng cửa phòng bếp và cửa chính của ngôi nhà là một, nếu phạm phải sai lầm này, gia đình bạn khó khăn khi làm ăn, bếp nấu nguội lạnh, gia đình lục đục và không phát đạt. Bạn cần tham khảo lời khuyên từ phía chuyên gia phong thủy để có cách bố trí hợp lý nhất.
II. Ý tưởng độc đáo thiết kế phòng khách và bếp liên thông nhau
1. Thiết kế vách ngăn
Đối với gia chủ vẫn muốn phân chia không gian phòng khách và bếp, giải pháp tối ưu nhất chính là sử dụng vách ngăn. Vách ngăn ở đây có thể một bức tường lửng hay một kệ gỗ, quầy bar hoặc vách cnc, kiêm chức năng đặt tivi và đồ nội thất trang trí.
Thời gian xây dựng vách ngăn này không mất quá nhiều thời gian và chi phí, ngày nay, đây là lối kiến trúc được áp dùng nhiều nhất. Hơn thế nữa, việc tạo ra một vách ngăn có chức năng giống như một nơi đặt phụ kiện trang trí sẽ tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Ý tưởng sử dụng vách ngăn nhà bếp cho không gian thêm mới lạ
Ở những gia đình trẻ ngày nay, không khó để bắt gặp các quầy bar mini đặt trong nhà ở vị trí giữa phòng khách và phòng bếp. “Vách ngăn” này đem lại hơi thở trẻ trung, năng động, không những thế, nó còn mang tính chất giải trí, phục vụ đồ uống yêu thích cho cả gia đình.
Đây cũng có thể là nơi tiếp khách đặc biệt, tạo ra sự thân mật, gần gũi giữa khách đến chơi nhà và chủ nhà. Vừa tán gẫu, trò chuyện, thưởng thức đồ uống, vừa nấu nướng phía bên trong.
2. Lựa chọn nội thất đồng bộ cho không gian
Phòng khách và phòng bếp là hai không gian khác biệt nhau nên thiết kế nội thất cũng có một số điểm không tương đồng. Trong khi phòng khách đòi hỏi sự trang hoàng, lộng lẫy để tạo ấn tượng cho khách đến chơi nhà thì phòng bếp cần tính gọn gàng, ngăn nắp và tiện nghi.
Ví dụ: Có thể thấy một bộ bàn ghế sofa hiện đại không thể phù hợp với bộ tủ bếp cổ điển bằng gỗ tự nhiên, nó sẽ phá vỡ sự thống nhất trong phong cách nội thất của không gian. Bạn nên chọn cùng một chất liệu, kích thước, đơn giản nhất là các loại gỗ (gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp).
Về màu sắc, nếu bạn là một người ưa sự đơn giản, mộc mạc thì tốt nhất, bạn nên sử dụng những tông màu sáng nhat, trung tính cho tường cũng như đồ nội thất. Bởi những màu này giúp tỏa sáng không gian và đem lại một hơi thở mới, tinh tế hơn.
Phòng khách và khu bếp cùng tông màu nội thất đen trắng hiện đại
Không bắt buộc bạn phải chọn sơn phòng bếp và phòng khách cùng một màu, nếu không có họa tiết trang trí sẽ trở nên nhàm chán. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn hai màu khác nhau cho hai không gian, hoặc thậm chí hai mảng tường khác nhau trong cùng một phòng. Điều duy nhất bạn nên ghi nhớ đó chính là tuyệt đối không nên phối hợp hai màu tương phản hoặc có ý nghĩa trái với quan niệm phong thủy.
Quan trọng nhất là bạn cần tìm hiểu cách phối màu sơn tường và đồ nội thất sao cho tinh tế, hài hòa và có sự kết nối đặc biệt giữa hai phòng.
3. Sử dụng đèn chiếu riêng
Kinh nghiệm chỉ ra rằng khi thiết kế phòng khách và phòng bếp liên thông với nhau, hệ thống ánh sáng cần được tách biệt để có thể tạo được sự biệt lập trong từng không gian nội thất, từng khu vực chức năng riêng. Đây không thực sự là một vấn đề quá khó khăn, bạn chỉ cần lựa chọn loại đèn với lượng ánh sáng phù hợp với mục đích sử dụng của từng phòng.
Sử dụng 2 hệ thống đèn chiếu riêng biệt, phù hợp với không gian từng phòng
Tại phòng khách, một không gian ưa sự trang trí cầu kỳ, lộng lẫy, bạn có thể tô điểm bằng đèn chùm hoặc đèn âm trần lung linh, đẹp mắt. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng, phong cách mà bạn đang theo đuổi là cổ điển hay hiện đại.
Đối với phòng bếp, bạn chỉ nên lắp đặt hệ thống đèn nhỏ, đủ sáng, tập trung vào bàn ăn. Bởi vì được thiết kế liền kề với phòng khách - nơi có nhiều lượng ánh sáng từ bên ngoài cửa sổ - nên phòng bếp được tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên này. Khu vực nấu nướng cần sử dụng đèn chiếu sáng đơn giản, để ánh sáng có thể tập trung trên bếp nấu, khu vực trần nhà.
4. Tạo hệ thống thông thoáng
Một ý tưởng cơ bản khác trong thiết kế phòng bếp và phòng khách chung đó là tạo một hệ thống thông thoáng và tiện nghi.
Điều đầu tiên mà bạn nên lưu ý khi thi công phòng bếp liền kề phòng khách đó là hệ thống khử mùi thật tốt. Khi nấu nướng, mùi thức ăn, dầu mỡ bay ra và ám vào không gian sinh hoạt chung là điều không thể tránh khỏi.
Loại bỏ những mùi khó chịu từ nhà bếp ảnh hưởng đến phòng khách
Chính vì thế, để loại bỏ được loại mùi khó chịu này, tốt hơn hết bạn nên đầu tư một hệ thống quạt hút mùi thật tốt, chất lượng đảm bảo.
Đây là thiết bị thiết yếu trong mọi gia đình vì thế thị trường rất phong phú và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên bạn nên chọn mua sản phẩm uy tín, có chất lượng cao để tránh công lắp đặt, bảo trì sửa chữa.
III. 14 mẫu phòng khách và bếp liên thông nhau
Từ những lưu ý kể trên, bạn đã nắm chắc cho mình kiến thức khi thiết kế phòng khách và phòng bếp chung nhau chưa? Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc hình dung ra ý tưởng thì dưới đây là 15 mẫu thiết kế được tổng hợp lại giúp bạn có cái nhìn cụ thể và rõ nét hơn:
Thiết kế phòng khách chung phòng bếp đem lại tầm nhìn rộng cho kiến trúc nhà ống
Tông màu đương đại chủ đạo gắn kết nội thất giữa hai không gian
Một vách ngăn bằng gỗ kiêm chức năng kệ trang trí
Thiết kế quầy bar mini đem lại tính năng động, trẻ trung
Sử dụng nội thất thông minh tạo vẻ đơn giản nhưng cũng không kém phần tiện nghi
Thiết kế phòng khách và bếp chung với sự đồng bộ về màu sắc đem lại không gian thông thoáng và rộng mở.
Một không gian hoàn hảo dành cho nam giới
Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên từ ô cửa sổ lớn cho cả phòng khách và phòng bếp
Sử dụng lượng ánh sáng vừa phải cho khu vực bếp
Đèn chùm khiến không gian phòng khách trở nên lộng lẫy
Bố trí thích hợp bao gồm tất cả nội thất cho một cuộc sống thoải mái
Giữ mọi đồ đạc và thiết kế nhà bếp nhỏ nhưng không bỏ qua chức năng của chúng
Ánh sáng vàng nắng đem lại cảm giác ấm áp cho không gian
Nội thất không quá cầu kỳ nhưng vẫn đem lại vẻ sang trọng
Có thể nói, việc thiết kế phòng khách liên thông nhà bếp không phải là một thử thách khó khăn. Bạn chỉ cần khéo léo trong cách bố trí, lựa chọn đồ nội thất, phối hợp hài hòa màu sắc giữa hai không gian và tránh không mắc phải những sai lầm trong nguyên tắc phong thủy. Ý tưởng thiết kế phòng khách nối liền với phòng bếp chắc chắn sẽ biến không gian nhà bạn thoáng rộng, thoải mái hơn nhiều so với lối kiến trúc truyền thống đấy!
Xem thêm