Các loại gỗ công nghiệp dùng trong thiết kế nội thất văn phòng

Gỗ là loại vật liệu gần gũi, lâu đời, được ưa chuộng nhất khi thiết kế nội thất văn phòng. Dưới tác động của môi trường hiện nay, người ta dần thay thế gỗ tự nhiên bằng gỗ công nghiệp song vẫn không làm giảm đi tính tiện nghi, sang trọng trong thiết kế. Dưới đây là một số loại gỗ công nghiệp phổ biến, góp phần tạo nên những công trình thiết kế đẹp mắt mà Happyco xin được chia sẻ với bạn.

 

1. Khái niệm và nhận biết gỗ công nghiệp

 

Gỗ công nghiệp hay nhiều người còn gọi là gỗ ép, được cấu tạo từ vụn gỗ và sử dụng keo hoặc hóa chất để kết dính chúng lại, tạo ra một tấm gỗ hoàn chỉnh. Gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay có 2 thành phần cơ bản chính để nhận diện dựa trên bề mặt và lõi gỗ công nghiệp.

 

Bề mặt gỗ công nghiệp gồm có các loại như: bề mặt melamine, bề mặt laminate, bề mặt acrylic, bề mặt sơn 2K, bề mặt Veneer,....

 

https://cenxspace.vn/upload/tintuc/1607918488-go-cong-nghiep-2jpg.

 

Lõi gỗ công nghiệp gồm các loại: Lõi MFC, lõi HDF, lõi MDF, gỗ nhựa Picomat, lõi CDF, polywood,.... Chất lượng cốt gỗ càng về sau càng thêm tính ưu việt và độ cứng, bền.

 

Gỗ công nghiệp được nhà thi công ưa chuộng trong việc chọn lựa vật liệu thiết kế nội thất văn phòng vì giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, đa dạng màu sắc, mẫu mã, dễ dàng gia công.

 

Tuy là gỗ ép nhưng khi thiết kế văn phòng, chúng vẫn  tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho ngôi nhà và phù hợp cho cả các công trình hiện đại lẫn cổ điển.

 

 

2. Những loại gỗ công nghiệp thường dùng trong thiết kế nội thất văn phòng

 

Căn cứ vào phân loại về gỗ công nghiệp Happyco nêu ở phần trên, xin được giới thiệu cho các bạn một số loại phổ biến nhất mà các kiến trúc sư, nhà thầu thi công thường lựa chọn để thiết kế nội thất văn phòng hiện đại. Đó là:

 

2.1. Gỗ Veneer

 

Gỗ Veneer được sản xuất ra từ những lát gỗ tự nhiên như gỗ xoan đào, gỗ sồi lạng mỏng. Người ta dán chúng lên bề mặt của sản phẩm gỗ công nghiệp, nên gỗ Veneer có bề mặt đẹp tự nhiên với đường vân tinh tế. Gỗ Veneer thường được sử dụng làm vách tường văn phòng, bàn ghế, tủ kệ tài liệu. Để tăng tính chịu nước và ẩm, nên kết hợp chúng với gỗ dán. Khi gia công sản phẩm từ gỗ, người thợ thường gọi luôn loại gỗ sử dụng bề mặt Veneer là gỗ Veneer.

 

https://cenxspace.vn/upload/tintuc/1607918493-go-veneerjpg.

 

Loại gỗ này có ưu điểm là dễ gia công, dùng được cho nhiều công trình khó, vân gỗ tự nhiên, đẹp mắt. Tuy nhiên cũng do trên bề mặt là một lớp gỗ mỏng khiến cho chúng dễ bị bong tróc, trầy xước. Thời gian sử dụng không cao.

 

2.2. Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)

 

Đúng như tên gọi, đây là loại ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine. Được cấu tạo từ các cây gỗ công nghiệp ngắn ngày. Để làm nên MFC, người ta tiến hành băm nhỏ những cây gỗ được trồng chuyên biệt và kết hợp chúng tại bằng keo và ép để tạo độ dày. Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng gỗ MFC chỉ toàn làm bằng vụn gỗ tạp, phế phẩm, sau khi được ép tạo hình, ván gỗ tiếp tục được dán giấy in vân gỗ rồi tráng PVC lên bề mặt, vừa bảo vệ phần gỗ bên trong, vừa chống ẩm và trầy xước hiệu quả.

 

https://cenxspace.vn/upload/tintuc/1607918497-go-mfcjpg.

 

Ưu điểm của gỗ MFC là dễ dàng trong thi công các công trình văn phòng đơn giản, bàn ghế giá rẻ, kích thước bề mặt gỗ lớn, thuận lợi để cắt gọt, tạo hình. Nhưng vì MFC là loại gỗ ép được dán lại từ dăm gỗ và keo nên cần hạn chế để gỗ MFC tiếp xúc trực tiếp với nước, cho mặt gỗ tránh được việc bị phồng lên gây mất thẩm mỹ.

 

2.3. Gỗ HDF (High Density fiberboard)

 

Gỗ HDF được cho là phiên bản "nâng cấp" của gỗ MFC. Người ta vẫn dùng bột gỗ/giấy trộn với keo và ép lại nhằm tạo độ dày cho gỗ. Cường độ nén cao hơn khiên cho khả năng chịu cháy, chịu nước của HDF cũng vì thế mà gia tăng.

 

Gỗ HDF mặt khác được định hình từ những sợi gỗ xay nhỏ và kết dính với loại keo phenol đặc biệt, dưới áp suất và nhiệt độ cao, vân của HDF rất giống vân gỗ thật, nếu dùng nó để thay thế gỗ tự nhiên sẽ  không làm mất đi tính thẩm mỹ. Bên trong của gỗ HDF là khung gỗ xương tẩm hóa chất chống mối mọt nên khắc phục được các nhược điểm của gỗ tự nhiên như nặng, dễ cong vênh.

 

https://cenxspace.vn/upload/tintuc/1607918502-go-hdfjpg.

 

Ngoài ra, gỗ HDF có tác dụng cách âm, cách nhiệt tốt nên hay được sử dụng cho phòng làm việc, phòng ngủ, bếp,…. Có trên 40 màu sắc gỗ HDF hiện nay cho thi công văn phòng, nhà ở, thuận lợi cho bạn chuyển đổi màu sơn khi cần.

 

HDF là lựa chọn số một cho các công trình thi công văn phòng đòi hỏi chất lượng cao, kích thước bề mặt gỗ lớn. Độ bền của gỗ cao, khả năng chống trầy xước, chống nước khá tốt. So với gỗ tự nhiên, giá gỗ HDF rẻ hơn nhiều. Thường được thiết kế làm bàn ghế, tủ kệ văn phòng, làm sàn nhà và đặc biệt là làm cửa ra vào. Do đó, chúng ta dễ bắt gặp dòng gỗ công nghiệp này trong ván lót sàn văn phòng, nhà riêng, bạn có thể chọn gỗ HDF để tạo vẻ sang trọng hơn, giúp cho thiết kế nội thất văn phòng đẹp mắt theo cách riêng của bạn.

 

 

 

Với những chia sẻ của Happyco về các loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng khi thiết kế nội thất văn phòng, có lẽ bạn sẽ tìm ra được kiểu gỗ thích hợp để thi công. Bên cạnh đó chúng ta còn cần phải quan tâm đến phong cách thiết kế nội thất văn phòng nào sẽ làm cho nơi làm việc của bạn trở nên sang trọng, đẳng cấp, góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng.

Hotline: 0946 27 22 86


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng