Ván CopPha là gì? Có nên sử dụng ván CopPha

Ván Coppha, còn được gọi là ván cốp pha, là một loại ván gỗ công nghiệp phổ biến trong ngành xây dựng. Được tạo ra từ việc ghép nhiều lớp gỗ ép lại với nhau, ván Coppha có bề mặt được phủ lớp phim chống thấm và chống mối mọt.

Ván CopPha là gì?

Ván CopPha, còn được gọi là ván cốp pha, là một loại ván gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Nó được tạo ra bằng cách ghép nhiều lớp gỗ ép với nhau, thông qua quá trình ép và xử lý đặc biệt. Bề mặt của ván Coppha thường được phủ lớp phim nhựa chống thấm nước và chống mối mọt.

Ván Coppha

>>>Xem thêm: ván gỗ MDF phủ Melamine là gì? Có những loại nào và báo gía

Ván CopPha thường có kích thước chuẩn, đều và phẳng, với độ dày và độ cứng phù hợp để chịu được áp lực từ bê tông trong quá trình xây dựng. Nó được sử dụng chủ yếu làm khuôn mẫu và ván mặt cốp pha trong các công trình xây dựng, như nhà cao tầng, nhà dân dụng, cầu đường, hầm chui, nhà xưởng, và các công trình công nghiệp khác.

Ván CopPha có nhiều ưu điểm như độ bền cao, chống thấm nước, dễ gia công và lắp đặt, tiết kiệm chi phí và khả năng tái sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ván Coppha cũng có nhược điểm như hạn chế về thẩm mỹ, khả năng chống cháy hạn chế, ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm, cũng như khả năng tái chế hạn chế.

Một số tên gọi phổ thông:

  • Ván coffa phủ film

  • Ván ép cốp pha phủ phim

  • Cốp pha phim

  • Ván bê tông phủ phim

  • Coppha phủ film

  • Ván cốp pha xây dựng phủ film

  • Ván phủ phim đen

Cấu tạo ván CopPha

Hiện nay có thể bạn có thể bắt gặp được rất nhiêu loại ván ép CopPha khác nhau như: Ván ép cốp pha đỏ, ván ép cốp pha phủ film đen, phủ film nâu, cốp pha dài, phủ keo… Và mỗi loại sẽ có được các mục đích sử dụng khác nhau, nhưng cấu tạo chung không khác nhau nhiều.

1. Cấu tạo chung

Cấu tạo chung của lớp lõi gỗ của tất cả các loại ván ép cốp pha đó là chúng được ghép với nhau bằng các lớp gỗ, tùy vào từng loại ván và sẽ có loại gỗ khác nhau, các lớp gỗ này sẽ được ép lại với nhau bằng một công nghệ ép hiện đại có nhiệt độ cao và sức ép lớn. Ngoài ra thành phần quan trọng nhất để có thể liên kết các lớp gỗ này lại với nhau một cách chắc chắn và chặt chẽ nhất đó là keo, keo được sử dụng chủ yếu là keo Phenolic, Melamine. Những loại keo này không chỉ giúp các lớp ván được liên kết với nhau mà còn giúp ván có thể kháng nước, chổng ẩm tốt và chịu được nhiệt độ khắc nghiệt.

 

Ván Coppha

Sự khác nhau lớn nhất đó là lớp ngoài của ván sẽ có nhiều loại khác nhau, ví dụ như phủ Film đen, nâu, có thể sơn các màu khác nhau hoặc cũng có loại phủ một lớp keo. Và lớp ngoài cùng này cũng sẽ quyết định về mặt sản phẩm khi đúc xong. Ví dụ như loại ván ép phủ film đen thì bề mặt được phủ một lớp film có độ phẳng gần như tuyệt đối, chúng có tác dụng chống trầy xước, chống ẩm và tăng thêm độ bóng, nhẵn mịn cho sản phẩm. Cũng chính nhờ lớp Film này mà sản phẩm được tạo ra có thể đảm bảo gần như là tuyệt đối về độ nhẵn mịn cho bề măt bê tông, giúp bên thi công tiết kiệm được thời gian không cần phải tô trát như các loại ván cốp pha khác.

Vì thế bạn phải tìm hiểu thật kỹ các loại ván ép cốp pha để có thể tối ưu được chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

2. Quy cách

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều quy cách khác nhau nhằm đáp ứng mọi như cầu cho khách hàng nhưng phổ thông nhất chúng ta có các quy cách như sau:

• Chiều ngang ván: 150mm, 200mm, 250mm, 300mm, 450mm, 500mm, 550mm, 600mm,…
• Chiều dài ván: Do loại ván này chủ yếu được sử dụng trong các công trình xây dựng, vì thế chiều dài của chúng tương đối lớn, phổ thông nhất là từ 1000mm – 2440mm nhưng cũng có loại dài hơn 3000mm và loại này được gọi là cốp pha dài.
• Độ dày ván: Độ dày cũng chia ra làm nhiều loại để có thể đáp ứng từng nhu cầu riêng cụ thể như: 12mm, 15mm, 18mm… Trong đó độ dày phổ biến nhất được sử dụng là 18mm

3. Phân loại

ván coppha được chia ra rất nhiều loại nhưng có 4 loại phổ thông nhất đó là:

  • Cốp pha phủ film đen – phủ flm nâu

  • Cốp pha đỏ

  • Cốp pha dài

  • Cốp pha phủ keo

Đặc điểm của ván CopPha

Bề mặt ván coppha làm phẳng, không thấm nước và vữa bê tông, do đó khi sử dụng làm bề mặt bê tông hoàn thiện, nó giữ được độ bằng phẳng, không có sự lồi lõm hay sứt mẻ.

Ván copPha có trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển và việc cưa cắt, lắp đặt cũng đơn giản hơn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí nhân công và thời gian thi công.

Với khả năng tái sử dụng nhiều lần, ván copPha mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nó có thể được sử dụng từ 7 đến 12 lần, tùy thuộc vào đơn vị thi công và sự cẩn thận của người thợ.

Ván coppha có khả năng chịu lực lớn và đáp ứng tuyệt đối tính an toàn trong xây dựng.

Ngoài ra, ván copPha cũng dễ vận chuyển và dễ dàng liên kết các tấm ván với nhau mà không gây ô nhiễm cho môi trường.

Ứng dụng của ván CopPha

Ván ép phủ phim là một loại ván gỗ công nghiệp rất đa dạng trong việc ứng dụng, bao gồm:

- Sử dụng làm ván mặt cốp pha trong các công trình xây dựng cao cấp như khách sạn, chung cư cao tầng, biệt thự, công trình công nghiệp, đường hầm giao thông. Ván ép phủ phim đáp ứng được yêu cầu chịu lực và độ bền trong xây dựng các công trình này.

- Lót sàn container và lót sàn tàu biển. Với tính năng không thấm nước và khả năng chịu lực, ván ép phủ phim được sử dụng để bảo vệ sàn container và sàn tàu biển khỏi ẩm ướt và hư hỏng.

- Sàn sân khấu tổ chức sự kiện. Với bề mặt phẳng, không trơn trượt và độ bền cao, ván ép phủ phim được sử dụng làm sàn sân khấu để tổ chức các sự kiện và biểu diễn nghệ thuật.

Ngoài ra, ván ép phủ phim còn có nhiều ứng dụng khác trong ngành công nghiệp và xây dựng nhờ tính linh hoạt, khả năng chịu lực và độ bền cao của nó.

Ván Coppha

>>>Đặt mua ván CopPha tại đây 

Ưu điểm – Nhược điểm của Ván CopPha

Ưu điểm

  • Bề mặt láng, tự tạo độ phẳng sau khi đổ bê tông nên không cần phải tô (trát vữa).

  • Nhẹ, dễ lắp đặt, tháo dỡ, thiết diện lớn giúp bạn có thể tiết kiệm lên đến hơn 30% thời gian làm việc.

  • Tốc độ dẫn nhiệt thấp, giúp bảo vệ bề mặt bê tông, chống gãy nứt bê tông.

  • Không thấm nước, tái sử dụng nhiều lần.

  • Chi phí thấp, giảm thời gian thi công công trình.

  • Khả năng kết dính với bê tông chỉ bằng 1/6 đến 1/7 so với ván khuôn bằng thép

  • Khi cắt ván thành những miếng nhỏ để đúc cột hoặc dầm ván không hư và không bung, không thấm nước vào chỗ cắt.

  • Độ bền cao, giá thành hợp lý.

Nội thất được làm từ ván Coppha

Nhược điểm

  • Do đây là ván dùng để ứng dụng trong công trình nên nếu bạn làm các tác phẩm về điêu khắc sẽ không phù hợp, nên chọn loại gỗ tự nhiên sẽ phù hợp hơn.

  • Nếu sử dụng trong nội thất cũng cũng sẽ không tối ưu như gỗ tự nhiên.

  • Hiện nay thị trường xuất hiện nhiều loại gỗ cùng tên gọi cốp pha nhưng chất lượng lại khác nhau vì thế nếu không có kinh nghiệm bạn rất dễ chọn nhầm những sản phẩm kém chất lượng.

Hotline: 0946 27 22 86


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng